Mô hình cốc và tay cầm có 2 phần:
Phần cốc: Phần có dạng hình chữ U hoặc chữ V biểu thị cho giá của cổ phiếu sau khi đã trải qua chuỗi ngày giảm giá và bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy đi lên
Phần tay cầm: Khi giá cổ phiếu tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời. Lúc này, do số lượng bán ra nhiều nên giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi số nhà đầu tư bán ra đã gần hết, giá lúc này bắt đầu hồi phục trở lại xu hướng tăng. Giá cổ phiếu lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình cốc tay cầm.
Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm đó là: mô hình cốc và tay cầm thuận và mô hình cốc và tay cầm nghịch. Trong bài này chỉ đề cập đến mô hình cốc và tay cầm thuận
Với mô hình cái cốc và tay cầm thuận, xu hướng phía trước phải là xu hướng tăng, để khi giá phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng. (Xem thêm Break-out/down là gì?)
Với mô hình cái cốc và tay cầm nghịch, xu hướng phía trước phải là xu hướng giảm để khi giá phá vỡ phần tay cầm giá sẽ tiếp tục giảm.
Đặc điểm của cốc và tay cầm
Phần cốc:
Phần tay cầm:
Đỉnh cốc bên phải và bên trái không nhất thiết phải bằng nhau
Nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết này để nhận biết được sự xuất hiện của mô hình cốc và tay cầm, từ đó đưa ra chiến lược giao dịch hợp lý và nắm bắt được cơ hội đầu tư của mình. Theo dõi nhận định thị trường chứng khoán, phân tích kỹ thuật thường xuyên tại VCSC.
Powered by Froala Editor