Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp đang là sản phẩm thu hút được khá nhiều sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường. Bạn cũng muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư. Nhưng bạn đã thật sự hiểu về trái phiếu doanh nghiệp? Nên hay không khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Hiểu được những lợi ích rủi ro và những quy định để có thể đầu tư? Thậm chí bạn có biết những lưu ý để tránh rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chưa? Hãy để bài viết hôm nay cho bạn cái nhìn cụ thể nhất để bạn có thể có những quyết định đúng đắn nhất cho bản thân về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, thì bạn đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.
Hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, cụ thể sau đây:
Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.
Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.
Việc tìm hiểu về trái phiếu trước khi bắt đầu đầu tư là một bước rất quan trọng. Điều này giúp NĐT hiểu rõ về bản chất, cũng như lựa chọn được những điều phù hợp với nhu cầu bản thân. NĐT có thể tham khảo những đặc điểm sau đây để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu chính phủ còn được gọi là công khố phiếu hoặc công trái, là trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm kêu gọi nguồn vốn (tín dụng nhà nước) để phục vụ cho các mục tiêu công như phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục… Tương tự như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ cũng sẽ cam kết thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại tiền gốc cho nhà đầu tư khi hết hạn.
Trái phiếu chính phủ cũng được chia làm 2 nhóm chính:
Về điểm giống nhau, giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ đều có những tính chất sau đây:
Vậy 2 loại trái phiếu trên khác nhau ở những điểm nào? Bảng sau đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất:
Trái phiếu chính phủ | Trái phiếu doanh nghiệp | |
Đơn vị phát hành | Nhà nước (Ngân hàng nhà nước, kho bạc, bộ tài chính…) | Doanh nghiệp tư nhân |
Mục đích phát hành | Bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời, phục vụ cho các mục đích công | Phục vụ mục tiêu phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc giải quyết vấn đề tài chính |
Lãi suất | Thường giữ ở mức cố định | Cố định hoặc thả nổi tùy vào doanh nghiệp phát hành |
Kỳ hạn | Thường kéo dài trong trung hạn (5-12 năm) hoặc dài hạn (12-30 năm) | Thường kéo dài trong ngắn hạn (1-3 năm) |
Khả năng bảo toàn vốn | Rất cao, gần như tuyệt đối | Tương đối |
Rủi ro | Rủi ro cực thấp, chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái | Rủi ro ở mức trung bình, chủ yếu đến từ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành |
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu (trái phiếu chuyển đổi) | Không | Có |
Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp được khá nhiều người chọn là nơi gửi gắm tiền, vì những lợi ích nó mang đến cho các nhà đầu tư cũng không thua kém so với trái phiếu chính phủ hay ngân hàng. Dưới đây là một số ích lợi mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại:
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp cũng có những rủi ro nhất định như sau:
Những bất lợi của trái phiếu bao gồm lãi suất tăng, biến động thị trường và rủi ro tín dụng. Giá trái phiếu tăng khi lãi suất giảm và giảm khi lãi suất tăng. Danh mục đầu tư trái phiếu của NĐT có thể bị mất giá thị trường trong môi trường tỷ giá tăng. Sự biến động của thị trường trái phiếu có thể ảnh hưởng đến giá của trái phiếu riêng lẻ, bất kể các nguyên tắc cơ bản của tổ chức phát hành.
Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý
Rủi ro tín dụng có nghĩa là các tổ chức phát hành có thể không trả được nợ lãi và nghĩa vụ trả nợ gốc nếu họ gặp vấn đề về dòng tiền. Một số trái phiếu có điều khoản gọi vốn, cho phép người phát hành có quyền mua lại chúng trước khi đáo hạn. Các công ty phát hành có nhiều khả năng thực hiện quyền mua lại sớm hơn khi lãi suất giảm, vì vậy NĐT có thể phải tái đầu tư tiền gốc với lãi suất thấp hơn.
Căn cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020
Để mang lại hiệu quả và thành công khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, NĐT cần lưu ý những vấn đề sau:
Tìm hiểu thêm:
So với các kênh như cổ phiếu, bất động sản hay vàng,…thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư với lãi suất không quá cao. Tuy nhiên đây là một kênh đầu tư khá an toàn, chắc chắn mà bạn có thể lựa chọn khi mới bắt đầu làm quen với việc đầu tư sinh lời. Bên cạnh đó, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ có những rủi ro nhất định mà bạn có thể gặp phải. Hãy cân nhắc cẩn trọng để mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Powered by Froala Editor